Hiện nay bình tích khí nén được sử dụng với cả máy nén khí, trục vít và máy nén khí piston. Với máy nén khí trục vít bình khí nén thường có dung tích lớn và là thiết bị hoạt động độc lập. Với dòng máy nén khí piston bình khí nén được sử dụng như một không gian giúp tạo môi trường khí nén, tạo ra nguồn áp lực cho khí nén và được gắn liền với đầu piston.
Nhiệm vụ của bình tích khí nén là chứa, hỗ trợ khí nén cho máy nén khí có đủ khí để vận hành. Bên cạnh đó bình tích áp cũng có thể tách hơi nước trong khí nén nhằm tạo sự ổn định và hỗ trợ sản xuất liên tục hơn.
Thiết bị được cấu tạo bằng vật liệu cứng, có độ bền cao đảm bảo được sự chắc chắn, và khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
Thiết kế cấu tạo bình tích áp khí nén đơn giản, nhỏ gọn và được thiết kế đa dạng ở nhiều mức dung tích khác nhau từ 9 lít tới hàng chục nghìn lít thích hợp cho từng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau.
Đặc biệt bình tích khí nén còn là thiết bị quan trọng trong hệ thống dùng để tăng áp thiết bị và duy trì áp lực trong đường ống nước. Nhờ thế có thể duy trì được nguồn áp lực nước trong đường ống khi vận hành.
Cấu tạo và cách vận hành của bình tích khí nén
Để giúp mọi người biết được cách vận hành và sử dụng bình tích áp khí nén như thế nào tốt nhất, thì cần nắm được cấu tạo, nguyên lý vận hành của bình tích khí nén. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cấu tạo bình chứa khí nén cũng như nguyên lý vận hành của thiết bị này.
Cấu tạo của bình tích khí nén
Bình tích khí nén có cấu tạo đơn giản gồm có vỏ bình và ruột bình, các chân trụ cùng các phụ kiện đi kèm theo. Cấu tạo bình tích áp khí nén mini và bình tích áp công nghiệp đều giống nhau:
Vỏ bình được làm bằng chất liệu cao cấp, bên ngoài có phủ sơn tĩnh điện giúp hạn chế quá trình han gỉ, trên vỏ bình có các vị trí cổng kết nối nhằm đảm bảo an toàn cho van xả, đồng hồ đo áp, đầu khí vào, ra của van. Toàn bộ đều được làm từ vật liệu cao cấp nhằm đảm bảo độ chắc chắn cho thiết bị và độ bền bỉ trong quá trình vận hành.
Ruột bình rỗng được làm từ cao su cao cấp có khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
Các bộ phận chân trụ có cấu tạo chất liệu như của vỏ bình chứa khí nén với nhiệm vụ cố định vị trí của bình và giúp thiết bị đứng vững trên mặt phẳng.
Bên cạnh đó còn các phụ kiện nổi bật khác như đồng hồ đo áp, van xả đáy, van an toàn…
Cách thức vận hành của bình tích áp khí nén
Bình tích khí nén có cơ chế vận hành đơn giản với 2 giai đoạn chính là nạp khí nén và xả khí nén. Cụ thể cơ chế vận hành của bình tích áp khí nén như sau:
Ban đầu khi máy nén khí chưa hoạt động, bình chứa khí nén không có nguồn không khí đi vào. Sau quá trình khởi động máy nén khí, một lượng khí nén đi vào bình tích áp qua một đường ống dẫn khí đi vào.
Khí nén được đưa vào bình chứa sẽ được bổ sung đầy phần ruột với mức áp lực tối đa của bình. Khi đến được định mức bình tích áp, bộ phận rơ le sẽ tự động ngắt và kết thúc quá trình bổ sung nguồn khí nén cho bình tích áp. Nếu áp lực vượt quá mức quy định van an toàn sẽ làm nhiệm vụ xả khí bên trong ra ngoài.
Sau khi bình tích nạp đủ khí, bình hơi khí nén sẽ làm nhiệm vụ cung cấp hơi cho các thiết bị sử dụng khí nén.
Khí nén trong bình khi đã bị sử dụng cạn kiệt thì rơ le máy nén khí lại tiếp tục một hành trình nạp khí nén mới vào bình tích áp.
Bình tích khí nén sử dụng để làm gì?
Bình tích áp khí nén được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau với các công dụng khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Bình tích áp được sử dụng để cân bằng giữa lực sinh ra trong hệ thống khí nén và tải trọng của khí nén.
Trường hợp có sự cố bình tích áp thì hệ thống có thể dừng hoạt động hoặc không hoạt động ổn định được.
Sẵn sàng tích trữ năng lượng cho hệ thống khí nén vận hành trong các nhiệm vụ khác nhau.
Giảm thiểu các trạng thái va đập, rung xóc cho máy bơm, từ đó có thể nâng cao tuổi thọ cho hệ thống khí nén và bình tích áp.
Bổ sung kịp thời nếu xảy ra các trường hợp sự cố rò rỉ khí nén.
Lưu ý: Hình ảnh sản phẩm chỉ có tính chất minh họa, chi tiết sản phẩm, màu sắc có thể thay đổi tùy theo sản phẩm thực tế.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bình tích khí nén 1000L”